trở lại

06

01-2024

Những lời khuyên từ chuyên gia để thiết kế tủ bếp ấn tượng

Thiết kế tủ bếp đẹp luôn là niềm mơ ước của nhiều gia đình vì gian bếp được xem là trái tim của ngôi nhà. Nhưng phải trang trí như thế nào hoặc bắt đầu từ đâu? Mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua những lời khuyên từ các chuyên gia thiết kế leMOTIFs nhé.

  1. Cách thức phối màu cho không gian bếp:

Nói đến thiết kế là bạn nên nghĩ ngay đến việc phối hợp màu sắc. Tạm bỏ qua những lối mòn thiết kế mà bạn từng biết, hãy xem các chỉ dẫn của các nhà thiết kế của chúng tôi nhé.

– Phối màu tương phản: màu chủ đạo chiếm 70 – 90% không gian, sử dụng màu đối lập cho phần còn lại (hạn chế số lượng màu sắc khác)

Thiết kế tủ bếp nhà Chị Mai Anh – Căn hộ Cantavil Quận 2 (thực hiện bởi leMOTIFs)

Hình ảnh thực tế thi công tủ bếp nhà Anh Đảng – Gò Vấp (thực hiện bởi leMOTIFs)

– Phối màu tương đồng: tạm gọi là lối phối màu “tông sẹc tông”, nghĩa là toàn bộ không gian bạn sử dụng cùng một tông màu gần giống nhau.

Thiết kế tủ bếp nhà Cô Thúy – Quận 6 (thực hiện bởi leMOTIFs)

Thiết kế tủ bếp nhà Chị Lan – Căn hộ Masteri Quận 2 (thực hiện bởi leMOTIFs)

– Phối màu theo mảng: là lối phối màu phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, có sự tham gia của từ 2 – 5 màu sắc khác nhau trong không gian bếp. Mỗi màu sắc sẽ được sử dụng cho một mảng nhất định như hệ tủ dưới, hệ tủ trên, hệ tủ thiết bị hoặc đảo bếp, hệ mặt đá kính màu liên hoàn.

Thiết kế tủ bếp nhà Chị Loan – Quận 5 (thực hiện bởi leMOTIFs)

Thiết kế tủ bếp nhà Anh Hiếu – Căn hộ Masteri M-One Quận 7 (thực hiện bởi leMOTIFs)

Thiết kế tủ bếp nhà Chị An – Căn hộ Masteri Quận 2 (thực hiện bởi leMOTIFs)

– Phối màu xen kẽ: đây là lối phối màu theo đánh giá từ các nhà thiết kế là cực khó. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng về đặc điểm của không gian, đồng thời phải có kiến thức khá hoàn hảo về cân bằng màu sắc thì hãy lựa chọn phương án này nhé.

Hình ảnh minh họa về lối thiết kế tủ bếp xen kẽ các màu sắc (hình ảnh chia sẻ từ các mạng xã hội Pinterest)

  1. Công nghệ “không đường line”

Bếp là không gian tiếp xúc với nhiều thành phần dầu mỡ hoặc thực phẩm có độ bám dính cao. Do đó, việc sử dụng các bề mặt có nhiều góc cạnh, mối ghép khác nhau sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc vệ sinh sau mỗi lần nấu nướng. Vậy có cách nào giải quyết dứt điểm điều này?

Câu trả lời đó là công nghệ “không đường line” chúng tôi trình bày sau đây nhé:

– Cánh Acrylic không đường line: sử dụng công nghệ uốn cong bề mặt vật liệu, các nhà sản xuất giờ đây đã cho ra đời các sản phẩm cánh tủ bếp vô cùng hoàn hảo. Bạn có thể dễ dàng lau chùi vệ sinh các vị trí như tay nắm âm, cạnh cánh tủ một cách dễ dàng với các dung dịch chuyên dụng.

Thi-cong-tu-bep-Acrylic-nha-anh-Khang-Binh-Thanh-TPHCM

– Đá nhân tạo Solid Surface: mặt bếp nhà bạn có góc L hoặc chiều dài quá khổ… giờ đây không còn là trở ngại quá lớn. Với mặt đá nhân tạo Solid, mặt bếp gần như kéo dài liên tục theo bất kỳ phương nào, ngoài ra chúng còn có khả năng đáp ứng các thiết kế siêu đột phá như bo tròn mép tường, cạnh cửa sổ, uốn cong theo những hình thù đặc biệt mà không có bất kỳ đá tự nhiên nào có thể làm được.

Hình ảnh thực tế thi công tủ bếp nhà Anh Vũ – Quận 2 (thực hiện bởi leMOTIFs)

Hình ảnh thực tế thi công tủ bếp nhà Anh Vũ – Quận 2 (thực hiện bởi leMOTIFs)

Hình ảnh thực tế thi công tủ bếp nhà Anh Vũ – Quận 2 (thực hiện bởi leMOTIFs)

  1. Ánh sáng cho không gian bếp

Thiết kế tủ bếp mà “quên mất” việc thiết kế ánh sáng thì quả thực là một thiếu sót lớn. Không gian bếp đẹp, bạn thường xem các chương trình dạy nấu ăn, các game show truyền hình, hầu hết đều sử dụng đèn vàng. Bạn có tự hỏi tại sao không?

Bởi vì bếp là không gian của sự ấm cúng, là nơi giữ lửa cho ngôi nhà. Ngày xưa bếp luôn có lửa, ngày nay khi mọi người dần chuyển sang bếp điện từ bạn không còn thấy lửa. Để phá tan sự lạnh lẽo của không gian, và cũng phù hợp với yếu tố phong thủy, lời khuyên là bạn nên sử dụng đèn vàng cho bếp.

Hãy xem các chỉ dẫn sau đây của chúng tôi nhằm bố trí ánh sáng sao cho thật hoàn hảo nhé:

– Chọn đèn vàng “lai trắng” (nhiệt độ màu từ 4000 – 4500K) cho ánh sáng khu vực nấu nướng, chế biến thực phẩm giữa tủ bếp dưới và tủ bếp trên. Ánh sáng này thường được gọi nôm na là “màu vàng nắng”.

Hình ảnh thực tế thi công tủ bếp nhà Chị Hằng – Quận 12 (thực hiện bởi leMOTIFs)

Hình ảnh thực tế thi công tủ bếp nhà Anh Vũ – Quận 2 (thực hiện bởi leMOTIFs)

– Chọn đèn vàng “ấm” (nhiệt độ màu 3000 – 3500K) cho ánh sáng chung. Có thể là đèn trần, đèn tường hoặc đèn thả… Và tốt nhất là bạn nên chọn các loại đèn hắt (hoặc đèn rọi sàn, đèn mắt ếch) để lắp đặt nhằm tăng thêm yếu tố nghệ thuật cho không gian.

Hình ảnh thực tế thi công tủ bếp nhà Chị Hương – Căn hộ Orchard Garden Quận Phú Nhuận (thực hiện bởi leMOTIFs)

– Tăng cường nguồn sáng tự nhiên cho gian bếp là một việc vô cùng quan trọng nếu bạn bắt đầu làm nhà. Hãy bố trí ít nhất một cửa sổ trong khu vực bếp hoặc tốt nhất là cửa sổ giữa bếp trên và bếp dưới. Tuy nhiên, nếu gian bếp đặt hướng Tây thì bạn nên hạn chế chiều cao cửa sổ nhằm tránh nắng gắt rọi vào gian bếp của mình nhé.

Thi công tủ bếp Acrylic nhà chị Mi 2017

Thi-cong-tu-bep-Acrylic-nha-chi-Huong-quan-7-TPHCM

Thiết kế tủ bếp nhà Chị Hương – Phú Mỹ Hưng Quận 7 (thực hiện bởi leMOTIFs)

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Bài viết được thực hiện bởi nhà thiết kế MAI MINH HIẾU (leMOTIFs)

thietke.hieu@gmail.com

Bản quyền bài viết thuộc về leMOTIFs

Vui lòng đính kèm thông tin tác giả nếu bạn chia sẻ bài viết này.